Khí Nito chiếm khoảng 78% và đây thành phần của mọi cơ thể sự sống. Nito có hai dạng có tính ứng dụng cao đó là khí Nito khí và Nito lỏng. Trong đó nito lỏng sẽ được mọi người bắt gặp thường xuyên hơn bởi những đặc tính hữu ích của nó.

Vậy nó có tính chất gì và được ứng dụng ra sao trong cuộc sống. Hãy cùng Tiến Mạnh Gas tìm hiểu về nito trong bài viết này nhé.

 

Nitơ là gì?

 

Nitơ là thành phần chính của khí quyển, có vai trò vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ trái đất khỏi sự phá hủy, tác động của bức xạ mặt trời, có công thức hóa học là N2.

 

Nitơ là khí trơ, không mùi, không màu, không vị, vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cây cối, là chất phụ gia chính trong phân bón. Nitơ thường có dạng lỏng hoặc dạng khí (đặc biệt, nito còn có thể tồn tại ở thể rắn). Nitơ ở trạng thái lỏng được sử dụng như chất làm lạnh, nó có khả năng cấp đông nhanh các loại thực phẩm và một số đối tượng nghiên cứu y học hoặc sinh sản.

 

Khí Nitơ Có Những Ứng Dụng Gì Quan Trọng?

 

Tính chất vật lí và tính chất hóa học của Nitơ

 

- Là chất khí không màu, không mùi, không vị, có khối lượng nhẹ hơn không khí.

 

- Nito ít tan trong nước, có nhiệt độ hóa lỏng ở -196 độ C, nhiệt độ hóa rắn vô cùng thấp.

 

- Không có khả năng duy trì sự cháy và sự sống mặc dù chiếm tới ⅘ trong không khí.

 

- Là thành phần cấu tạo nên rất nhiều hợp chất quan trọng trong đời sống như: amoniac, axit nitric, axit amin,.. có mặt trong hầu hết các cơ thể sống của sinh vật không ngoại trừ cả con người.

 

Tính chất hóa học

 

Nitơ được coi là khí trơ bởi nó có liên kết 3 ở cấu trúc phân tử khí N2 nên không tác dụng với thành phần hóa học nào khác.

 

Tính chất của nó là vừa khử vừa oxi hóa trong đó chủ yếu vẫn là tính oxi hóa.

 

Với nhiệt độ cao hơn, khí này bắt đầu hoạt động và tác động với một số thành phần hóa học xung quanh nó.

 

khí nito

 

Tính oxi hóa của nitơ

 

Nito thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các nguyên tố kim loại ở nhiệt độ cao. Thể hiện tính oxi hóa khi giảm số oxi hóa từ 0 xuống -3 với các chất xúc tác như khí H2, áp suất, nhiệt độ,... Đặc biệt, với trường hợp tác dụng với Li sẽ tác dụng ở nhiệt độ thường.

 

+ Tác dụng với hidro H2

 

Nito tác dụng với hidro ở nhiệt độ và áp xuất cao và có chất xúc tác, kết quả là tạo thành amoniac.

 

+ Tác dụng với kim loại

 

Nhiệt độ thường, nito tác dụng với liti tạo thành nitrua. Phương trình phản ứng như sau:

 

6Li + N2 -> 2Li3N

 

Ở nhiệt độ cao, khí nito tác dụng với Mg, tạo thành magie nitrua, phương trình như sau:

 

3Mg + N2 -> Mg3N2

 

Tuy nhiên có 1 điểm cần chú ý là nitrua rất dễ bị thủy phân tạo ra NH3. Nito chỉ thể hiện tính oxi hóa với những nguyên tố độ âm điện nhỏ hơn.

 

Tính khử

 

- Khí nito có tính khử khi kết hợp cùng các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

 

- Ở nhiệt độ khoảng 3000 độ C, nito tác dụng với oxi tạo monnoxit.

 

- Ở điều kiện thường, nito monoxit sẽ tác dụng với oxi có trong không khí tạo thành nito dioxit đặc trưng với màu nâu đỏ.

 

- Một số oxit khác của nito gồm có N2O, N2O3, N2O5 nhưng không được điều chế trực tiếp từ oxi và nito.

 

Khí Nitơ có những ứng dụng gì quan trọng?

 

Nito được ứng dụng trong đời sống ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là nito dạng khí để phục vụ sản xuất nito lỏng.

 

Khí Nitơ Có Những Ứng Dụng Gì Quan Trọng?

 

Nito trong bảo quản thực phẩm

 

Vì có đặc tính trơ về mặt phản ứng, nên ngăn chặn được ảnh hưởng của sự oxy hóa rất tốt. Vì thế  nito được ứng dụng trong việc bảo quản thực phẩm.

 

Nito được ứng dụng để đóng gói hay dạng rời thực phẩm. Bằng cách làm chậm sự ôi thiu và các dạng tổn thất khác gây ra bởi oxi hóa.

 

Nito trong ứng dụng trong hàn ống, chế biến kim loại

 

Áp dụng trong việc hàn ống, cũng như chế biến các loại kim loại, nâng cao độ bền chắc chắn hơn. N2 làm sạch đường ống đảm bảo an toàn, không hư hại tới các sản phẩm khác nên được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng.

 

Nito ứng dụng để luyện kim và chế tác kim loại

 

Đối với ngành luyện kim hay sản xuất các linh kiện điện tử, sản xuất thép không rỉ thường cần tới sự có mặt của nitơ để hỗ trợ sản xuất. Ở tùy thuộc vào đặc thù của công việc và nhu cầu sử dụng sẽ có kêu lượng và mức độ sử dụng khác nhau.

 

Nitơ trong việc bơm lốp ô tô và máy bay

 

Với việc sở hữu đặc tính chờ và thiếu các tỉnh ẩm, đặc biệt oxy hóa cực thấp vì thế chỉ nitơ được sử dụng rất nhiều trong việc bơm lốp ô tô hoặc máy bay.

 

Khí nitơ trong vận chuyển thực phẩm và các mẫu chế phẩm sinh học

 

Khí nitơ được sử dụng trong việc làm lạnh nhằm phục vụ việc vận chuyển thực phẩm. Với đặc tính giúp làm lạnh an toàn mà không gây hại cho thực phẩm. Giúp ích cho việc bảo vệ các bộ phận cơ thể cũng như đảm bảo cho các tế bào tinh trùng và trứng được bảo quản.

 

Nito trong nghiên cứu, giáo dục

 

Nito được sử dụng trong việc phân tích mẫu. Nitơ là thành phần trong rất nhiều hợp chất vì vậy cũng được sử dụng trong bộ môn hóa học, đảm bảo cho quá trình nghiên cứu cũng như dạy học cho các em học sinh biết đặc tính của một số hợp chất khác.

 

Cách điều chế khí Nitơ

 

Khí Nito có rất nhiều cách để điều chế nhưng chủ yếu sẽ được chia ra làm 2 cách: trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

 

Trong phòng thí nghiệm

 

- Sử dụng một lượng nhỏ amoni clorua và natri nitrit.

 

- Đun nóng (NH4)2Cr2O7 (amoni dicromat).

 

- Phân hủy nhiệt Bari Azide hoặc Natri azide.

 

Trong công nghiệp

 

Có rất nhiều phương pháp nhưng chủ yếu người ta ưu tiên sử dụng tạo ra nhiều sản phẩm với chi phí tiết kiệm nhất.

 

- Phương pháp cơ học: sử dụng lọc màng và áp suất (PSA).

 

- Phương pháp  chưng cất đoạn không khí thành dạng lỏng sau đó tách nito tinh khiết ra khỏi hỗn hợp.

 

Qua bài viết, hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức về khí nito, tầm quan trọng cũng như ứng dụng của nó trong cuộc sống sinh hoạt rồi đúng không. Nếu bạn còn thắc mắc nào cần giải quyết, hãy liên hệ ngay Tiến Mạnh Gas.

 

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY TNHH KHÍ CÔNG NGHIỆP TIẾN MẠNH

Địa chỉ: Thôn Hải Bối, Xã Hải Bối, Huyện Đông Anh, Thành Phố Hà Nội

Hotline: 0838.655.568 / 0966.425.556

Website: tienmanh.vn

Sản phẩm cùng mục